Cà phê nguyên chất, cà phê trộn và cách phân biệt

Cà phê thật, cà phê “giả” ?

Vài năm gần đây, ngoài phụ gia, còn có nhiều loại hóa chất độc hại được cho vào cà phê. Không chỉ dùng chất độn, có loại “cà phê” hoàn toàn sử dụng đậu nành trộn với hóa chất không rõ nguồn gốc, như các phương tiện truyền thông đã đưa tinz. Trước thực trạng này, để tránh nhầm lẫn khi đi mua cà phê, người tiêu dùng cần có kiến thức căn bản về cà phê.

Xét theo xu hướng tiêu dùng, trên thế giới hiện có 3 loại cà phê như sau:

Loại thứ nhất là cà phê 100% thiên nhiên, đỉnh cao của loại này là cà phê hữu cơ. Cà phê hữu cơ được chế biến từ những hạt cà phê được trồng, chăm bón một cách hữu cơ, tức là loại bỏ tất cả các yếu tố vô cơ như phân hóa học, thuốc trừ sâu…..

Loại thứ hai là cà phê có sử dụng hương liệu. Loại này các nhãn hiệu đa quốc gia thường sản xuất. Mục đích chính của việc sử dụng hương liệu là nhằm đồng nhất hương vị của sản phẩm, dù nó được sản xuất từ nguyên liệu cà phê nào, tại quốc gia nào.

Loại thứ ba là cà phê có sử dụng hương liệu và pha độn một số thành phần khác như socola, ca cao, chicory, các chất thay thế cà phê khác. Riêng Việt Nam hiện nay, thành phần phụ gia còn có cả đậu nành, bắp, bơ, nước mắm….

Cà phê được coi là nguyên chất ( thật ) khi là một trong ba loại kể trên và nhà sản xuất công bố rõ thành phần của loại đó trên bao bì sản phẩm.

Việc không công bố đúng, đủ hoặc công bố sai sự thật trên bao bì sản phẩm bị coi là làm cà phê giả. Cà phê giả ở Việt Nam chủ yếu là loại cà phê thứ 3 nêu trên, nhưng trên bao bì ghi thành phần giống như loại 1. Nguy hiểm hơn các thành phần cho thêm vào cà phê còn độc hại vì có cả các hóa chất không dùng cho thực phẩm, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Copen Coffee sẽ hướng dẫn cho các bạn các cách để phân biệt được cà phê thật, giả qua vài mẹo sau:

TRƯỚC KHI PHA

-        Khối lượng cà phê

Cà phê nguyên chất có khối lượng nhẹ hơn bột cà phê giả. Một số thí nghiệm để phân biệt cà phê thật giả đó là cho bột cà phê vào nước thì bột cà phê thật sẽ nổi lên trên bề mặt và cà phê giả thì sẽ chìm hoặc hòa tan ngay trong nước. Do đó, khi cầm hai bịch cà phê thật giả bạn sẽ cảm nhận được bịch cà phê nguyên chất nhẹ hơn.

Hạt cà phê có một đặc điểm khác hẳn các loại hạt khác là khi rang lên đến một nhiệt độ nhất định sẽ nở lớn và thể tích tăng từ 1,5-2 lần và trọng lượng giảm từ 20-30%.

Khối lượng riêng của cà phê nguyên chất giảm nên khi cầm trên tay hai gói cà phê cùng khối lượng, bạn sẽ thấy gói cà phê thật có thể tích lớn hơn, nhiều hơn, nhẹ hơn gói cà phê pha tạp.

-        Độ tơi xốp

Bột cà phê nguyên chất rất nhẹ, có độ xốp, tơi và rời, sờ vào không dính tay. Trái lại các loại hạt đậu, bắp rang khi xay độ mịn, màu sắc, kích thước không đồng đều. Do trộn nhiều loại nguyên liệu được rang xay riêng nên không thể tơi xốp như bột nguyên chất. Cà phê pha tạp chất thì khi sờ bằng tay sẽ bị dính tay và có cảm rít rít tay.

-        Yếu tố độ ẩm

Các loại ngũ cốc thông thường sau khi xay thành bột thường giữ nước và có độ ẩm khá cao trong khi các hạt cà phê sau khi rang thường khá tơi, khô. Tuy nhiên, khi làm giả bột cà phê người sản xuất thường trộn thêm các loại hương liệu cà phê tổng hợp trước khi hỗn hợp này được xay ra bột. Việc này có thể phát hiện bằng cách cà phê tạp chất sẽ vón cục vì được trộn quá nhiều caramen tạo màu trái ngược hoàn toàn với bột cà phê nguyên chất.

-        Màu của bột cà phê

Khi rang đến nhiệt độ và thời gian thích hợp, bột cà phê có màu nâu đậm (nếu hạt cà phê rang chưa đến nhiệt độ và thời gian nổ lần 1 thì bột có màu vàng sáng vị chua, và mùi nồng). Hạt bắp rang để độn vào cà phê thường có màu đen đậm. Vì thế trong nghề làm cà phê người ta đơn giản gọi bắp rang là “màu”.

Người tiêu dùng Việt luôn muốn một ly cà phê với màu đen, nên bên cạnh việc sử dụng caramen và các chất tạo màu hóa học, người sản xuất sẽ thêm vào hỗn hợp bột đậu nành rang loại bột bắp này để tạo màu đen hợp thị hiếu người dùng. Bởi vậy, một gói cà phê pha tạp luôn có màu nâu đen hoặc đen khá đậm, độn đậu nành thì sẽ có màu nâu ngã vàng.

-        Mùi của bột cà phê

Bạn sẽ nhận ra mùi thơm của bột cà phê nguyên chất rất dễ chịu, hấp dẫn và rất đặc trưng. Bắp và đậu nành có mùi hơi tanh, gắt, và mùi hăng hắt của hương liệu tẩm vào, bốc lên một mùi nặng nề của caramen và chất tạo mùi cà phê.

NHẬN BIẾT BẰNG CÁCH PHA CÀ PHÊ PHIN

-        Đây là điểm rất dễ dàng nhận biết để phân biệt chính xác cà phê nguyên chất với cà phê độn hay bột của các loại hạt ngũ cốc khác.

Khi chế nước sôi 100 độ C vào phin chứa cà phê thật, lập tức bột cà phê sẽ nở phồng lên, sủi bọt mạnh, thậm chí tràn ra cả ngoài phin. Nếu sau khi cho vài muỗng bột (khoảng 20-25g) vào phin, bạn chế nước sôi vào mà thấy bột trong phin không nở phồng lên, trái lại còn bẹp xuống, lịm xuống và bốc mùi thơm thì chắc chắn trong phin có rất rất ít cà phê, và thậm chí trong loại bột này có tỷ lệ phần trăm rất nhiều bột của các loại hạt khác được tẩm hương liệu nhân tạo nồng độ cao.

Bột bắp, bột đậu rang khi gặp nước sôi trở nên dẻo, dính và xẹp xuống do các loại ngũ cốc luôn có chứa nhiều tinh bột. Trái lại cà phê được cấu tạo bởi các hợp chất cao phân tử cellulose, chứa rất ít tinh bột. Quá trình rang hạt cà phê nở lớn, bên trong tạo ra các khoang không khí, gặp nước sôi, không khí bên trong nở lớn, làm sủi bọt bột cà phê và khiến bột cà phê thật trào lên trong phin.

-        Màu của nước cà phê

Cà phê là một loại hạt khá kỳ lạ. Dù bạn rang nó đến nhiệt độ cao bao nhiêu, thời gian lâu bao nhiêu, và cháy gần thành than, rồi bạn xay ra bột và pha thành ly cà phê, thì màu nước của nó cũng không hề có màu đen thui, đen đục và đen đậm như thường nhìn thấy các ly cà phê ở phần lớn các quán.

Ly cà phê nguyên chất luôn có màu nâu từ cánh gián đến nâu đậm, khi cho đá vào sẽ có màu nâu hổ phách, một màu nâu rất trong trẻo. Để ra ánh nắng, nhìn ly cà phê đá có màu nâu sáng.

-        Vị cà phê

Cà phê nguyên chất khi nếm sẽ có vị hơi chua, hơi ngọt và hơi đắng đặc trưng với hương thơm nhẹ nhàng. Cà phê pha tạp chất có vị đắng đậm và mùi khét khét như bắp rang.

* * Người tiêu dùng có thể làm một thí nghiệm nhỏ ngay tại nhà để xem liệu cà phê có nguyên chất hay không:

1/ Đổ nước nguội đầy 2/3 ly thủy tinh

2/ Rắc nhẹ khoảng 2 muỗng bột cà phê lên mặt nước và quan sát.

Cà phê nguyên chất sẽ nổi rất lâu trên mặt nước. Khi cà phê chìm, màu nâu mới pha ra nước và tạo thành một dung dịch màu cánh gián trong.

Ngược lại, cà phê pha độn chìm rất nhanh, có loại chìm ngay lập tức. Pha độn càng nhiều, bột càng nhanh chìm xuống đáy ly và có khi chìm cả mảng lớn. Màu nâu đen phai ra trong nước ngay lập tức và nước vẩn đục không trong.

 

Tác hại của cà phê pha tạp chất

Nhiều người có nhận định rằng cà phê ngon là cà phê đậm đặc, nước kẹo, màu đen, có nhiều bọt khi khuấy và đắng. Lợi dụng điểm này nhiều cơ sở đã pha thêm bột bắp, đậu nành, chất tạo màu,…vào trong cà phê. Và đây cũng là những chất gây hại vô cùng nguy hiểm.

Chất tạo màu đen: thường sử dụng là caramel chất này thường có trong thức ăn gia súc, cực kì nguy hiểm với sức khoẻ của con người.

Chất tạo ngọt: sử dụng đường hoá học và pha lẫn với nhiều tạp chất khác, chất này được cấm sử dụng vì có thể gây ung thư.

Chất tạo vị đắng: dùng thuốc ký sinh để pha vào cà phê làm cho cà phê có vị đắng, chất này tác động đến tim mạch và thận.

Chất tạo bọt: Pha chất tẩy rửa vào cà phê để khi pha xong nước có bọt, chất này gây kích ứng da và tổn thương niêm mạc.

 

----------------------------------------------------

COPEN COFFEE – Trọn vị nguyên bản, chuẩn gu người sành

► Địa chỉ: 81 Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. HCM

► CN: 65 Lê Hồng Phong, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội

► Hotline: 0905 555 909

► Website: www.copencoffee.com