Hậu vị của cà phê và những điều cần biết

Hậu vị là gì?

Hậu vị cà phê được xem là hương vị cuối cùng mà ly cà phê mang đến cho thực khách.

Thưởng thức cà phê đúng chuẩn không phải là uống cho xong, uống cho bằng hết mà là ngồi nhâm nhi để cảm nhận được hương vị cuối cùng của từng giọt cà phê.

Khi chúng ta có một ly cà phê thơm phức và nóng hổi, đầu tiên hãy cảm nhận qua hương thơm của nó. Hương thơm của cà phê sẽ bay lên đầu mũi, đọng lại trong sóng mũi. Tiếp đến là nhấp một ngụm nhỏ, đừng vội nuốt mà hãy ngậm lại vài giây để cảm nhận được toàn vẹn hương vị của nước cà phê. Lúc này hậu vị của cà phê sẽ chính xác nhất, tròn vị và đúng chuẩn nhất.

Hậu vị cà phê rất phong phú và đối với từng người thưởng thức thì cà phê sẽ mang lại một cảm nhận riêng, một hậu vị riêng mà không lẫn đi đâu được. Hậu vị là duy nhất.

Hậu vị của các loại cà phê khác nhau rất phong phú, một số loại cà phê có thể đem lại vị carbon, sô-cô-la, mùi khói, đặc biệt là các loại cà phê rang đậm như Robusta rang đậm, Culi rang đậm hay Arabica rang đậm. Ngoài ra, cà phê còn có những hậu vị giống như caramel, mùi hoa quả… được tìm thấy trong các loại cà phê rang vừa, đặc biệt là Arabica rang vừa.

Các vị trong cà phê

Vị chua: chủ yếu đến từ các axit hữu cơ có mặt trong hạt cà phê (như axit citric, axit malic, axit acetic,...). Ngoài ra vị chua cũng ảnh hưởng bởi sự lên men trong quá trình chế biến nhân xanh.

Vị ngọt: đến từ đường hữu cơ (fructose và glucose). Người uống thường gặp khó khăn khi cảm nhận được vị ngọt trong cà phê ngay tức thì, thay vào đó chúng ta nên nếm cà phê một cách chậm rãi và cảm nhận được vị ngọt nhẹ đọng lại ở cuối họng sau khi nuốt (hậu vị). Ngoài ra vị ngọt cũng được gia tăng bởi quá trình caramel hóa trong khi rang và sẽ mất dần khi cà phê rang quá đậm.

Vị đắng: vị đắng là vị có thể dễ dàng nhận thấy khi thưởng thức một tách cà phê bởi chúng ta thường sẽ rất nhạy cảm với vị đắng. Vị đắng được gây nên bởi 2 yếu tố đó là Caffeine và các axit Chlorogenic (CGA) có trong cà phê, đó cũng chính là lý do Robusta đắng hơn Arabica bởi hàm lượng Caffeine cũng như CGA trong Robusta nhiều hơn gấp rưỡi đến gấp đôi. Ngoài ra, rang càng đậm và chiết xuất với thời gian càng lâu cũng gia tăng thêm vị đắng cho cà phê

Vị mặn: được gây nên bởi các muối vô cơ có trong cà phê. Vị mặn là một vị không được khuyến khích có mặt trong cà phê bởi nó gây cảm giác gắt ở hậu vị và gây ảnh hưởng đến các vị còn lại.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hậu vị

-        Hậu vị của cà phê được tạo thành bởi nhiều yếu tố khác nhau ví dụ như loại cà phê Arabica, Robusta, Culi, Moka,…

-        Cấp độ rang cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hậu vị cà phê. Rang đậm, rang vừa, rang nhạt đều sẽ tạo ra hậu vị cà phê riêng. Rang đậm thường sẽ mang hậu vị cà phê đậm, đắng lâu thậm chí là hơi khét. Rang vừa mang hậu vị của thiên nhiên, dịu nhẹ. Rang nhạt cà phê sẽ mang vị của hoa quả, đậu, thiên về vị chua, ngọt và ít đắng.

-        Cách pha chế khác cũng sẽ làm cho hậu vị của cà phê khác nhau. Cách pha chế bằng phin sẽ khác với cách pha chế bằng máy hoặc pha bằng syphon. Tất cả đều mang đến cảm giác khác nhau về hậu vị của cà phê.

Hậu vị của cà phê là một tiêu chí để đánh giá chất lượng của ly cà phê. Nếu là một nhà kinh doanh cà phê có tâm bạn thường hay rất quan tâm đến việc nghiên cứu những hậu vị cà phê khác nhau.

Bởi một khi đã tìm ra đúng hậu vị cà phê mà mình tìm kiếm bấy lâu thì đấy là con át chủ bài để níu giữ khách hàng trong những lần tiếp theo. Khách hàng không tuyệt đối chạy theo số lượng mà họ thường yêu cầu cao về chất lượng. Họ quan tâm mình tìm thấy được gì từ ly cà phê đó.

Với Việt Nam phổ biến cách pha cà phê phin, cà phê pha máy, cà phê Espresso,…thì mỗi cách pha lại đem đến cho thực khách mỗi hậu vị từ bình dân, trung cấp đến chuyên nghiệp.

Với sự đầu tư nghiên cứu cũng như hướng đến phong thái phục vụ chuyên nghiệp thì các đối tác, các chủ kinh doanh cà phê, những barista,…luôn cố gắng trau dồi khả năng và kiến thức của mình để gia tăng, kéo dài hậu vị cuối cùng.

----------------------------------------------------

COPEN COFFEE – Trọn vị nguyên bản, chuẩn gu người sành

► Địa chỉ: 81 Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. HCM

► CN: 65 Lê Hồng Phong, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội

► Hotline: 0905 555 909

► Website: www.copencoffee.com