ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT VỀ CÀ PHÊ INDONESIA

Tìm hiểu văn hoá của ngành cà phê nhân Indonesia có gì nổi bật, đặc biệt cà phê chồn Kopi Luwak. Indonesia, đất nước nằm ở trung tâm quần đảo Đông Dương, không chỉ là điểm đến của vẻ đẹp tự nhiên độc đáo mà còn là nguồn cung cấp cafe nhân quan trọng trên thế giới. Cùng khám phá sự hòa quyện tuyệt vời giữa thiên nhiên, cộng đồng và cà phê. Mang đến một trải nghiệm đáng nhớ cho những người yêu thưởng thức hương vị cà phê chân thực.

NGÀNH CÀ PHÊ INDONESIA & VIỆT NAM BẮT ĐẦU TỪ KHÁ SỚM

Cà phê nhân ở Indonesia có lịch sử rất lâu, tương tự như ở Việt Nam. Cả hai nước này đều bắt đầu trồng cà phê từ thời kỳ thuộc địa. Việt Nam bắt đầu vào cuối thế kỷ 19, khi người Pháp mang cây cà phê đến trồng ở Nghệ An và Ninh Bình. Indonesia bắt đầu sớm hơn, từ cuối thế kỷ 17, khi thực dân Hà Lan biến nó thành thuộc địa.

Tuy nhiên, cà phê Indonesia đã trở nên nổi tiếng trên thế giới ngay từ thời điểm đó, được gọi là “cà phê Java” do công ty Đông Ấn đưa đi khắp thế giới. Người châu Âu thời đó đặc biệt thích loại cà phê này và thường gọi nó là “Java” thay vì chỉ là “cà phê.”

Đáng chú ý, những người thực dân Hà Lan ở Indonesia năm đó cũng từng nhăm nhe tiến vào Việt Nam. Nhưng quyền lực của họ bị đối mặt với cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn.

Chúa Trịnh đã mời công ty Đông Ấn Hà Lan giúp đỡ trong nội chiến, và họ đã gửi tàu chiến đến hỗ trợ. Tuy nhiên, những tàu này đã bị đánh bại bởi lực lượng thủy quân của chúa Nguyễn. Là một trong những thách thức đầu tiên mà Việt Nam đối mặt với hải quân châu Âu.

ARABICA LÀ GIỐNG CÂY CÀ PHÊ NHÂN XUẤT HIỆN ĐẦU TIÊN Ở INDONESIA & VIỆT NAM

Arabica là loại cây cà phê nhân đầu tiên xuất hiện ở cả Việt Nam và Indonesia. Người Pháp và Hà Lan đã đưa giống cây này đến cả hai quốc gia. Và giống này đã phát triển tốt trong đất đai của Indonesia & Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó cả Indonesia & Việt Nam đều chuyển sang trồng giống cà phê Robusta. Và phát triển mạnh mẽ với loại cà phê này.

Ở Việt Nam, đầu thế kỷ 20, người Pháp mang giống cà phê Robusta tới Tây Nguyên. Tại đây, cây cà phê Robusta này thích hợp với đất và khí hậu, mang lại sản lượng lớn. Đến năm 1986, ngành công nghiệp cà phê Việt Nam bùng nổ và chiếm vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta.

Arabica và Robusta là hai dòng cà phê chính. Với Arabica có hương vị chua ngọt hoa quả và ít đắng. Còn Robusta ít chua, ngọt nhiều và đôi khi đắng hơn. Cả hai đều có nhiều giống nhỏ khác nhau. Indonesia cũng bắt đầu trồng cafe Robusta từ cuối thế kỷ 19 để cứu ngành cà phê bị dịch bệnh. Sản lượng cà phê xuất khẩu của Indonesia cũng đứng đầu thế giới.

Ngày nay, sản lượng cà phê Robusta vẫn chiếm ưu thế ở cả hai nước. Nhưng cà phê Arabica chất lượng cao đang trở nên phổ biến, mang theo những hương vị đa dạng.

VĂN HÓA CÀ PHÊ INDONESIA GẦN GŨI BÌNH DỊ VỚI NHÂN DÂN

Cà phê không chỉ là đồ uống mà còn là một phần quan trọng của văn hóa ở cả Việt Nam và Indonesia. Từ các loại cà phê như Đen, Nâu, Bạc Xỉu ở Việt Nam đến Kopi Tubruk (giống cà phê đen) và Kopi Tarik (tương đồng cà phê vợt) ở Indonesia. Mọi người có thể thưởng thức chúng ở mọi nơi. Từ quán cóc vỉa hè đến khách sạn sang trọng.

Tuy nhiên, có một chút khác biệt ở cách pha cà phê. Trong khi ở Việt Nam người ta thường sử dụng phin để pha cà phê. Thì ở Indonesia, họ có thể ngâm bột cà phê trực tiếp với nước nóng và uống ngay. Hoặc họ cũng có thể lọc cà phê qua những chiếc vợt bằng vải, sau đó thêm đường, gừng, sả, tùy thuộc vào khẩu vị cá nhân và loại cà phê khác nhau. Điều này làm cho trải nghiệm uống cà phê ở cả hai quốc gia trở nên đa dạng và phong phú.

VĂN HÓA CÀ PHÊ INDONESIA GẦN GŨI BÌNH DỊ VỚI NGƯỜI DÂN

Cà phê không chỉ là đồ uống mà còn là một phần quan trọng của văn hóa ở cả Việt Nam và Indonesia. Từ các loại cà phê như Đen, Nâu, Bạc Xỉu ở Việt Nam đến Kopi Tubruk (giống cà phê đen) và Kopi Tarik (tương đồng cà phê vợt) ở Indonesia. Mọi người có thể thưởng thức chúng ở mọi nơi. Từ quán cóc vỉa hè đến khách sạn sang trọng.

Tuy nhiên, có một chút khác biệt ở cách pha cà phê. Trong khi ở Việt Nam người ta thường sử dụng phin để pha cà phê. Thì ở Indonesia, họ có thể ngâm bột cà phê trực tiếp với nước nóng và uống ngay. Hoặc họ cũng có thể lọc cà phê qua những chiếc vợt bằng vải, sau đó thêm đường, gừng, sả, tùy thuộc vào khẩu vị cá nhân và loại cà phê khác nhau. Điều này làm cho trải nghiệm uống cà phê ở cả hai quốc gia trở nên đa dạng và phong phú.


CÁC KHU VỰC CANH TÁC CÀ PHÊ NỔI TIẾNG

Cà phê Sumatra – Trong nhiều năm, cà phê từ hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Indonesia này được gọi đơn giản là ‘Mandheling’ hoặc ‘Lintong’. Trong đó ‘Mandheling’ – được đặt theo tên của người Mandail có nguồn gốc ở Bắc Sumatra, và ‘Lintong’ là tên một một thị trấn nhỏ ở phía nam của hồ Toba. hầu hết cà phê Sumatra được canh tác bởi các hộ sản xuất nhỏ (trung bình từ hai ha trở xuống thay vì các hợp tác xã).

Đảo Java – cái tên gần như đồng nghĩa với cà phê. Hầu hết cà phê Arabica của hòn đảo được trồng trên năm khu vực thuộc sở hữu của chính phủ, bao gồm hơn 4.000 ha là: Blawan (Belawan, Blauan), Jampit (Djampit), Kayumas, Tugosari và Pancoer. Những đồn điền rộng lớn này nằm trên cao nguyên núi lửa Ijen ở độ cao khoảng 1.370 mét. Đây là nơi đầu tiên cây cà phê được trồng ở Indonesia và xuất khẩu đi nước ngoài từ hơn 100 năm trước bởi thực dân Hà Lan và sau đó được chính phủ Indonesia kích hoạt lại vào cuối những năm 1950, sau khi giành độc lập.

Đảo Sulawesi – Hầu hết cà phê của Sulawesi được sản xuất bởi những nông hộ nhỏ, chịu trách nhiệm cho khoảng 95% sản lượng của hòn đảo. Mặc dù một số loại cà phê chế biến ướt, nhưng đại đa số vẫn được xử lý bằng phương pháp Giling Basah.

CÀ PHÊ CHỒN CỦA INDONESIA – SPECIALTY COFFEES INDONESIA

Ngoài việc là một gia đóng góp phần lớn sản lượng cà phê thế giới, Indonesia còn nổi tiếng với các loại Specialty Coffee. Nổi tiếng nhất trong số này là cà phê Kopi Luwak, cà phê Toraja, cà phê Aceh và cà phê Mandailing.


Trong số này cà phê Luwak – có thể là loại nổi tiếng nhất đồng thời cũng có hương vị độc đáo nhất. Cũng như cà phê Chồn của Việt Nam, Những con chồn hoang dã của Indonesia chỉ chọn những quả cà phê chín để ăn, hạt cà phê thải ra theo phân. Do quá trình lên men đặc biệt này diễn ra trong dạ dày của chồn với các loại Enzyme động vật phức tạp đã làm cho loại cà phê này có một hương vị phong phú hơn. Tuy nhiên, cần biết rằng cà phê Luwak tự nhiên (không nhắc đến trường hợp chồn nuôi) rất khan hiếm đã làm cho giá thị trường của Kopi Luwak rất cao, và luôn “cháy hàng”.

TẠI SAO CÀ PHÊ CHỒN INDONESIA ĐẮT NHẤT THẾ GIỚI?

Giá bán lẻ của cà phê luwak lên tới 100 USD/kg (2,3 triệu VNĐ) đối với hạt từ phân luwak chăn nuôi trong trang trại và 1300 USD/kg (30,4 triệu VNĐ) đối với hạt từ phân luwak hoang dã. Với hai nguồn gốc khác biệt này, giá của một tách cà phê luwak tương ứng là 4 USD (94.000 VNĐ) và có thể lên đến 100 USD (2,3 triệu VNĐ).

Có ba yếu tố chính khiến cà phê chồn có giá vượt trội so với các loại cà phê khác trên thị trường (thậm chí thường được coi là đắt nhất): quy trình sản xuất tốn thời gian, số lượng thu hoạch không lớn và vị cà phê khác biệt.  

Ban đầu, thức uống này được phát hiện khi chính quyền thuộc địa Hà Lan bắt buộc trồng cà phê tại Indonesia. Những người tò mò về hương vị cà phê đã vô tình tìm thấy những hạt cà phê còn nguyên trong phân của loài luwak. Họ làm sạch hạt cà phê, rang lên và ủ nó. Sau khi thuyết phục được chính phủ Hà Lan, cà phê chồn được bán ra thị trường với giá rất đắt.

TẠI SAO CÀ PHÊ CHỒN INDONESIA ĐẮT NHẤT THẾ GIỚI?

Giá bán lẻ của cà phê luwak lên tới 100 USD/kg (2,3 triệu VNĐ) đối với hạt từ phân luwak chăn nuôi trong trang trại và 1300 USD/kg (30,4 triệu VNĐ) đối với hạt từ phân luwak hoang dã. Với hai nguồn gốc khác biệt này, giá của một tách cà phê luwak tương ứng là 4 USD và có thể lên đến 100 USD. 


 

Có ba yếu tố chính khiến cà phê chồn có giá vượt trội so với các loại cà phê khác trên thị trường (thậm chí thường được coi là đắt nhất): quy trình sản xuất tốn thời gian, số lượng thu hoạch không lớn và vị cà phê khác biệt.  

Ban đầu, thức uống này được phát hiện khi chính quyền thuộc địa Hà Lan bắt buộc trồng cà phê tại Indonesia. Những người tò mò về hương vị cà phê đã vô tình tìm thấy những hạt cà phê còn nguyên trong phân của loài luwak. Họ làm sạch hạt cà phê, rang lên và ủ nó. Sau khi thuyết phục được chính phủ Hà Lan, cà phê chồn được bán ra thị trường với giá rất đắt.

Quá trình bắt đầu khi cây cà phê bước vào thời kỳ thu hoạch. Quả gần thu hoạch được sẽ chuyển sang màu hơi đỏ. Những con luwak rất sành ăn, chúng thường chọn những quả cà phê đỏ mọng và chín ngọt. Do đó những hạt cà phê chất lượng tốt nhất đã đi vào cơ thể chúng một cách tự nhiên.

Quả cà phê khi ăn vào sẽ bị con vật này tiêu hóa, nhưng điều kỳ lạ là quá trình tiêu hóa không thể phá hủy hạt cà phê, chỉ có phần thịt quả và lớp biểu bì. Hạt ở trong dạ dày luwak sẽ trải qua quá trình lên men nhờ enzyme đặc biệt.

Khi thu gom phân có chứa hạt cà phê của luwak, người ta sẽ làm sạch từ 5-7 lần để loại bỏ phân hoặc bụi bẩn. Rửa liên tục dưới vòi nước chảy cũng giúp đảm bảo độ sạch tối đa cho nguyên liệu.

Sau đó, hạt cà phê được rang đến độ vừa phải, không quá kỹ, với mục đích chính là giữ được nét hương vị độc đáo của nó. Cuối cùng, cà phê được đóng gói ở dạng nguyên hạt hoặc bột đã xay để bán. Một số khu chăn nuôi thậm chí đã mở các quán cà phê luwak để du khách có thể thưởng thức loại đồ uống đắt đỏ này ngay sau khi rang.

----------------------------------------------------

COPEN COFFEE – Trọn vị nguyên bản, chuẩn gu người sành

► Địa chỉ: 81 Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. HCM

► CN: 65 Lê Hồng Phong, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội

► Hotline: 0905 555 909

► Website: www.copencoffee.com