Cà phê có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer và Parkinson?

Ở Mỹ, trung bình mỗi người sẽ uống 1 cốc cà phê mỗi ngày, bởi vì người dân tin rằng uống cà phê cũng là phương thức bảo vệ thần kinh, làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cũng như bệnh Parkinson. Đối với những người mắc bệnh Alzheimer, người ta tìm ra các axit amin có nồng độ cao như Amyloid-beta và Amyloid-tau xuất hiện trong hệ thần kinh. Tương tự như thế, Alpha-synuclein, một loại protein liên quan đến sự phát triển của bệnh Parkinson cũng được tìm thấy trong cơ thể của các bệnh nhân.

Theo như một cuộc khảo sát từ các nhà nghiên cứu của Đại học Toronto và Viện nghiên cứu Krembil tại Canada đã chỉ ra các hợp chất trong cà phê có thể giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám các axit amin trên. Các nhà nghiên cứu xem xét các hợp chất khác nhau có trong hạt cà phê ở 3 mức độ rang: rang vừa, rang đậm và khi đã bóc tách chất caffein; họ phát hiện một nhóm các hợp chất gọi là Phenylindan trong cà phê có tác dụng đáng kể trong việc làm giảm nồng độ các axit amin Amyloid-beta, Amyloid-tau và Alpha-synuclein.

Một nghiên cứu từ Đại học Florida vào năm 2012 được thực hiện với kết quả là tìm thấy lượng caffein có trong máu của những người không mắc chứng bệnh Alzheimer và các chứng  mất trí nhớ khác cao hơn so với những người bị bệnh. Những phát hiện trên đã chứng tỏ tiềm năng điều trị hoặc phòng ngừa chống lại bệnh Alzheimer trong tương lai.

Mặt khác, có nhiều bằng chứng tích cực cho thấy rằng uống một lượng cà phê vừa đủ hằng ngày là tốt cho sức khỏe. Và không có mối nguy hại nào cho cơ thể khi kiểm soát lượng cà phê vừa phải mỗi ngày nạp vào cơ thể. Ngoài ra, theo Hiệp hội Alzheimer, bạn nên luyện tập thể dục thể thao, không hút thuốc lá hay thường xuyên tham gia hoạt động xã hội để tăng cường lối sống lành mạnh và cải thiện sức khỏe.

Theo Healthiline