Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng một ly Espresso

Espresso là gì?

Thế giới cà phê là sự muôn hình vạn trạng bởi vô vàn loại cà phê, mang đến nhiều hương vị khác nhau để thực khách có thể lựa chọn và tìm ra được hương vị cho riêng mình. Trong đó, Espresso là loại cà phê rất phổ biến và quen thuộc với nhiều người. Cà phê Espresso xuất hiện lần đầu tiên ở Ý vào năm 1930, sau đó lan sang Tây Ban Nha và các nước châu Âu. Hiện nay, loại cà phê này đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa thưởng thức của người dân khắp thế giới. Vậy, Espresso là gì?

Trong tiếng Ý, Espresso được gọi là “express”, nghĩa là cà phê có thể được phục vụ cho khách hàng ngay lập tức. Trước hết phải hiểu, Espresso là một phương pháp pha cà phê, trong đó một lượng nhỏ nước nóng được ép qua cà phê nghiền mịn, dưới áp suất cao trong một thời gian ngắn. Espresso khi được chiết xuất có độ đậm đặc cao hơn các phương pháp pha chế khác. Nguyên liệu pha cà phê Espresso là những hạt cà phê thường được rang sẫm màu. Không giống như hầu hết các loại cà phê, cà phê espresso có bọt “crema”, là bọt màu nâu đỏ hình thành khi bọt khí kết hợp với dầu hoà tan. Và thông thường, crema là dấu hiệu của một ly espresso chất lượng, được hoàn thiện bởi một barista lành nghề.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng một ly espresso

1/ Lựa chọn cà phê

Hãy ngẫm nghĩ xem đầu tiên bạn thích hương vị của ly espresso như thế nào rồi từ đây chọn loại cà phê phù hợp. Bạn không thể có một ly espresso ngon nếu không lựa chọn hạt cà phê chất lượng ngay từ ban đầu. Bạn có thể thử nghiệm nhiều cách để tiếp cận với ly cà phê mà bạn thấy là ngon nhất và phù hợp với khẩu vị của mình.

Thường loại cà phê Arabica chất lượng cao được dùng làm cà phê espresso. Để cà phê espresso có crema nhiều và đặc hơn người ta thường pha trộn hạt cà phê Arabia với Robusta.

2/ Độ mịn

Hạt cà phê sau khi rang phải được xay trước khi sử dụng. Độ mịn hay thô của cà phê xay có mối quan hệ mật thiết với phương pháp pha ủ cà phê. Đối với espresso, bạn nên xay hạt cà phê thành bột mịn như bột mì. Để xay hạt cà phê thành độ mịn như vậy, cái loại cối xay dùng bánh răng sẽ thích hợp hơn là cối xay dùng lưỡi xay.

3/ Lượng bột cà phê

Lượng bột cà phê mà bạn sử dụng sẽ tùy thuộc vào loại “shot” thành phẩm. Với shot tiêu chuẩn sử dụng khoảng 7-8gr bột cà phê, “shot đúp” hay “double shot” sẽ sử dụng lượng bột cà phê khoảng 16-18gr. Bạn nên kiểm tra lượng bột cà phê khuyên dùng cho giỏ lọc của tay cầm máy pha mà bạn sử dụng. Một cách khác đó là pha thử với các liệu lượng khác nhau để tìm ra lượng bột cà phê phù hợp nhất cho máy của bạn.

4/ Áp suất chiết xuất ( Pressure Extraction )

Hầu hết khi tìm hiểu về espresso chúng ta thường hay nghe đến áp suất chuẩn trong chiết xuất espresso. Để đạt được áp suất đấy là cả một quá trình nghiên cứu và thử nghiệm trên máy pha cà phê kéo dài suốt hàng chục năm qua.

Áp suất chuẩn là chiếc chìa khóa quan trọng trong pha chế cà phê espresso. Hay nói cách khác là trong việc mở các tầng hương ẩn của cà phê. Thông thường, để tạo ra một tách cà phê say mê lòng người, chúng ta dùng một áp suất 9 bars (gấp 9 lần trọng lượng không khí). Nói dễ hiểu, đó là áp xuất của dòng nước phun vào bột cà phê để chiết ra một tách espresso. Không quá để nói 9 bars là một “Magic Number” – con số ma thuật trong pha chế cà phê nói riêng.

Vậy câu hỏi được đặt ra là: áp suất 9 bars đấy bắt đầu như thế nào và liệu có làm chủ được nó không? Câu trả lời là có, đấy được gọi là Pressure Profilling.

Pressure Profilling trong pha chế cafe espresso bao gồm 3 giai đoạn chính:

- First Contact/ Sự tiếp xúc đầu tiên của áp suất

- Increase in Pressure/ Tăng áp suất

- Ramp down/ Giảm áp suất dần và kết thúc

Làm chủ được áp suất khi chiết xuất chính là làm chủ được tách cà phê ngon

Ngoài ra, mách nhỏ với bạn các mẹo sau:

+ Nên đợi nước bơm xong mới tiến hành pha cà phê

+ Không vừa chiết xuất cà phê ở group-head bên này và xả nước group-head bên kia

5/ Nhiệt độ của nước pha cà phê

Bên cạnh chất lượng của nguyên liệu thì nhiệt độ nước cũng là yếu tố quyết định đến vị ngon của cà phê. Mức nhiệt độ pha cà phê lý tưởng nhất là từ 90 đến 93 độ C. Nếu bạn không biết làm sao để biết được chính xác nước nóng bạn dùng có mức nhiệt chính xác như thế hay không thì có một phương pháp nhỏ, hãy đun sôi nước và để nguội trong khoảng 45 giây là sẽ có ngay nước nóng phù hợp cho quá trình pha cà phê của bạn.

Nếu không may bạn dùng nước nóng có nhiệt độ cao hơn mức 94 độ C thì chắc chắn ly cà phê của bạn sẽ có vị đắng và chua khá cao. Còn ở mức nhiệt thấp hơn 85 độ C thì cà phê sẽ hoàn toàn mất đi hương vị thơm ngon và chỉ còn lại mùi vị nhạt nhẽo, hơn nữa lại còn rất chát.

6/ Đánh bọt sữa

Một yếu tố nữa để có một ly espresso dành cho người ưa ngọt và muốn thêm sữa vào để tăng hương vị, bạn hãy dùng sữa bò nguyên chất đầy đủ chất béo còn nếu không bạn có những lựa chọn thay thế khác như sữa yến mạch, hạnh nhân hay ngay cả đậu nành,… Sau đó, dùng vòi đánh sữa đưa không khí vào sữa và làm nóng sữa.

Chất lượng và hương vị của Espresso được quyết định bởi nhiều yếu tố như chất lượng hạt cà phê, tay nghề barista, độ mịn của bột cà phê… Áp suất và nhiệt độ không phải là hai yếu tố duy nhất, nhưng lại là hai yếu tố không thể bỏ qua để tạo ra một cốc Espresso. Hy vọng bài viết giúp bạn có thể pha được một ly cà phê espresso ưng ý và hợp khẩu vị. Cũng như có thể hiểu hơn để lựa chọn được máy pha cà phê Espresso lý tưởng nhất cho gia đình, văn phòng hay quán cà phê của mình.

------------------------------------------------

Copen Coffee - Trọn vị nguyên bản - Chuẩn gu người sành!

** Nguồn nguyên liệu chất lượng cao

** Quy trình sản xuất đạt chuẩn ISO

** Chứng nhận FDA - đạt chuẩn chất lượng xuất khẩu Hoa Kỳ