VỊ CHUA CỦA CÀ PHÊ CÓ TỪ ĐÂU

CÀ PHÊ NGUYÊN CHẤT CÓ VỊ CHUA LÀ DO ĐÂU?

1.     Vị chua từ giống cà phê:

Có thể bạn chưa biết: Trong cà phê luôn có vị chua tồn tại song song với vị đắng. Chỉ là tùy từng giống hạt cà phê mà có vị chua nhiều ít khác nhau. Với những dân sành về cà phê sẽ có thể dễ dàng cảm nhận được vị chua của cà phê nguyên chất khi uống. Tuy nhiên vị chua của cà phê nguyên chất thường rất nhẹ nên nếu khi pha chế bạn cho thêm sữa vào để uống cùng thì thường sẽ không thấy có vị chua hoặc rất khó để cảm nhận vị chua này do đã bị lấn át mất.

Cà phê Arabica hay còn gọi là cà phê chè, là giống cà phê năng suất cao. Arabica có nhiều chủng khác nhau như Bourbon, Typica, Catuai và Catimor. Sự khác biệt hương vị của Arabica nằm ở cách chế biến, rang xay.

Mỗi loại cà phê đều có hàm lượng PH nhất định và PH ảnh hưởng đến hương vị riêng của từng loại. Hạt cà phê Arabica nguyên chất có PH cao hơn các loại cà phê khác, khiến nó có vị chua hơn.

Nhiều người thường lầm tưởng rằng hạt cà phê có vị chua là cà phê hỏng, hoặc gặp vấn đề trong quá trình rang, xay, pha chế. Tuy nhiên sự thật lại hoàn toàn trái ngược. Cà phê nguyên chất Arabica có vị chua thanh đặc trưng, thơm tự nhiên.

2.     Vị chua từ quá trình sơ chế

Cà phê có vị chua ngày càng được ưa chuộng và nhận được sự quan tâm của người dùng. Do đó, nhiều đơn vị sản xuất đã áp dụng các phương pháp sơ chế cà phê khác nhau để tạo nên vị chua cho các dòng cà phê, kể cả cà phê Robusta.

Độ chua của cà phê sẽ tăng dần dựa theo phương pháp sơ chế. Sơ chế khô truyền thống hầu như không làm nổi bật vị chua. Ngược lại sơ chế kiểu mật ong (Honey) và sơ chế ướt sẽ làm tăng vị chua từ cà phê. Trong đó, sơ chế ướt được đánh giá là một trong những phương pháp hoàn hảo nhất để tạo nên cà phê có vị chua tự nhiên.

Đây là cách lên men hạt cà phê trong nước, lưu lại được lượng axit đáng kể và tạo nên vị chua cho cà phê. Do đó, khi cà phê có vị chua mạnh, không phù hợp với gu thưởng thức, bạn có thể sử dụng các loại cà phê được sơ chế theo phương pháp khác như Honey, chế biến khô để giảm bớt vị chua.


3.     Qúa trình rang

Cũng như các phương pháp sơ chế, quá trình rang ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị của cà phê. Trong đó, mức độ rang càng nhạt, hạt cà phê càng sáng màu thì độ chua sẽ càng cao.

Khi rang nhạt, các thành phần axit trong hạt cà phê hầu như ít bị tác động, tạo nên vị chua. Ngược lại, khi rang đậm, các axit này sẽ bị phân hủy dần, làm giảm vị chua vốn có. Do đó, nếu không thích cà phê có vị chua, bạn nên nghiên cứu đổi sang những sản phẩm có mức độ rang đậm hơn để đảm bảo hương vị mong muốn.


4.     Chua do quá trình pha chế, bảo quản

Trong quá trình pha, thời gian cũng ảnh hưởng đến hương vị của cà phê. Nếu bạn pha phin có lỗ lớn, lực ép chưa đủ, cà phê sẽ chảy nhanh dẫn đến thành phẩm có vị nhạt và hơi chua. Ngược lại nếu cà phê chảy quá chậm sẽ có vị đắng.

Ngoài ra, khi pha chế nhưng chưa dùng ngay, cà phê để quá lâu, tiếp xúc trực tiếp với không khí cũng có thể dẫn đến tình trạng chua không mong muốn. Lúc này, bạn nên bỏ phần cà phê thừa, pha mới và thưởng thức để đảm bảo hương vị và sức khỏe.

Ngoài ra, còn một nguyên nhân khiến cà phê có vị chua đó là phương pháp bảo quản cà phê hạt rang, cà phê bột chưa đúng kỹ thuật. Điều này khiến cà phê bị tác động từ môi trường, không khí và các tác nhân khác khiến lượng cà phê bị hỏng, không đảm bảo chất lượng. Do đó, khi bảo quản cà phê, cần đậy kín, bảo quản bằng túi zip, dụng cụ chuyên dùng.

Có thể nhận ra rằng, cà phê nguyên chất thường có xen lẫn vị chua đặc biệt. Hi vọng bạn đã bớt bỡ ngỡ khi nhận ra cà phê có vị chua. Tuy nhiên, hãy cẩn thận vì bản chất vốn có của cà phê và cà phê bị hỏng khác xa nhau. Do đó mới nói, thưởng thức cà phê là cả một nghệ thuật. Chúc bạn có thể lựa chọn được hương vị cà phê mong muốn.

----------------------------------------------------

COPEN COFFEE – Trọn vị nguyên bản, chuẩn gu người sành

► Địa chỉ: 81 Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. HCM

► CN: 65 Lê Hồng Phong, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội

► Hotline: 0905 555 909

► Website: www.copencoffee.com