CÂU CHUYỆN CÀ PHÊ ĐẶC SẢN

Coffeeholic - là biệt danh của các tín đồ cà phê. Gọi họ là kẻ "nghiện cà phê" bởi không chỉ thưởng thức, họ còn dành cả thanh xuân đi lan tỏa kiến thức, câu chuyện về giá trị ly cà phê ngon.

Dù xuất thân chẳng liên quan song những "Coffeeholic" lại chọn cà phê để định vị bản thân. Đó có thể là những "barista" - người pha chế, nghệ nhân rang cà phê, người sáng lập các chuỗi cà phê đặc sản hay "thầy" của những tín đồ cà phê. "Không thầy đố mày làm nên, nhất là với cà phê đặc sản, cà phê không chỉ là cà phê mà còn là một môn càng học càng thấy mình… chìm".

Ngành công nghiệp cà phê đặc sản (Specialty coffee) đang phát triển kéo theo nhu cầu về rang xay hạt cà phê tăng cao. Mặc dù người tiêu dùng không thể nhìn thấy quy trình sản xuất cà phê trong các xưởng hay nhà máy nhưng có rất nhiều yếu tố tác động đến việc tạo ra loại thức uống giải khát thơm ngon này.

Để hiểu cà phê đặc sản được sản xuất như thế nào, chúng ta cần xem xét một số nhân tố chính của nó: các nhà máy rang xay và barista. Barista chịu trách nhiệm tạo ra đồ uống dựa theo các yêu cầu của bạn đồng thời duy trì vẻ ngoài đẹp mắt về mặt thẩm mỹ trong suốt quá trình. Nhà máy rang xay xác định xem hạt cà phê có đáp ứng các tiêu chuẩn theo yêu cầu của các công ty cà phê đặc sản hay không trước khi chúng được chuyển đi để ủ ở các địa điểm bán lẻ như quán cà phê và nhà hàng.

Chỉ 1,4% cà phê được trồng trên toàn thế giới là cà phê đặc sản, làm cho loại cà phê này trở nên hiếm có và độc quyền. Specialty coffee là một phân khúc nhỏ của thị trường cà phê tổng thể. Phân khúc cà phê đặc sản của ngành chỉ chiếm 1,4% tổng số cà phê được trồng trên toàn thế giới, khiến loại cà phê này trở nên hiếm và độc quyền hơn bao giờ hết.

NHƯ VẬY CÀ PHÊ ĐẶC SẢN LÀ GÌ MÀ LẠI HẤP DẪN NHƯ VẬY?


Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau tuy nhiên đây được xem là định nghĩa đầy đủ nhất dành cho cà phê đặc sản. Cà phê đặc sản là sản phẩm cà phê từ vùng trồng có điều kiện tự nhiên cùng với quy trình chăm sóc, thu hoạch, chế biến đặc biệt, khi thử nếm có hương vị riêng và đạt từ 80 điểm trở lên theo tiêu chuẩn và quy trình đánh giá của Hiệp hội cà phê đặc sản thế giới (SCA) và Viện chất lượng cà phê thế giới (CQI).

Hiện nay, với chất lượng và đẳng cấp của mình, Specialty Coffee nhanh chóng chiếm được cảm tình của những người sành cà phê. Nhưng điều thú vị hơn cả ở Specialty Coffee có lẽ không phải là hương vị của nó, mà là quy trình sản xuất phức tạp, nhằm đảm bảo kết tinh được những giọt đắng tinh túy nhất trong từng tách cà phê đặc sản.

TINH TÚY TỪ TỪNG HẠT CÀ PHÊ ĐẶC SẢN

Những hạt cà phê để sản xuất Specialty Coffee đều được chọn lọc một cách nghiêm ngặt. Để đảm bảo được điều này, tất cả các công đoạn hái lượm quả đều phải được làm bằng tay, nhằm đảm bảo chỉ có những quả cà phê chín đỏ, mang đến loại hạt tốt nhất được chọn lựa.

Những yếu tố như khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng cũng hết sức được chú ý, bởi từng vùng canh tác khác nhau sẽ cho ra những hương vị cà phê khác nhau. Giống cà phê để sản xuất Specialty Coffee rất đa dạng, tuy nhiên, hạt Arabica, với hương vị thơm ngon đặc biệt, vẫn được sử dụng nhiều hơn cả.


NHỮNG YÊU CẦU CẦN THIẾT ĐỐI VỚI CÀ PHÊ ĐẶC SẢN CHO TỪNG GIAI ĐOẠN SẢN XUẤT

Những người đánh giá về chất lượng cà phê thường là những người có chứng chỉ Q Arabica Graders của CQI (Coffee Quality Institute), được đào tạo để phân loại những cà phê chất lượng kém (defects finding) cũng như có khả năng Cupping (thử nếm) để đánh giá những hạt cà phê thơm ngon nhất.

Các chuyên gia sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng hạt cà phê từ khi gieo trồng, khâu sơ chế, quá trình rang đến hạt cà phê thành phẩm để pha chế. Cụ thể, hạt cà phê phải vượt qua những tiêu chuẩn sau đây mới được coi là “đặc sản”:

Giai Đoạn Trồng Trọt

Độ cao của địa điểm gieo trồng, thổ nhưỡng, khí hậu, canh tác… là những yếu tố ảnh hưởng đến hương vị đặc trưng của cà phê. Đối với cà phê Robusta, độ cao thích hợp để gieo trồng là từ 600 – 1000m, còn Arabica phải trên 1000m thì mới có thể sản xuất cà phê đặc sản.

Trong quy trình chăm sóc, các yếu tố về che bóng, bón phân… cũng được chú ý để quả cà phê hình thành và phát triển, có thời gian tích lũy chất thơm và những vật chất khác tạo mùi thơm sau này.

Phương Pháp Sơ Chế

Những quả cà phê chín mọng sau khi thu hái sẽ được kiểm tra, lựa chọn trước khi trải qua quá trình lên men, phơi khô và tách vỏ. Hương vị của cà phê trong giai đoạn này sẽ bị chi phối bởi các yếu tố như: điều kiện thời tiết, máy móc, kỹ thuật sơ chế… Chỉ cần một sai sót nhỏ trong khâu bảo quản cũng có thể làm giảm chất lượng của toàn bộ lô cà phê.


Quá Trình Rang

Đây là công đoạn rất quan trọng nhằm tạo ra hương vị và màu sắc cà phê đặc trưng. Quy trình rang áp dụng các nguyên tắc truyền nhiệt, hóa học và được giám sát chặt chẽ, đòi hỏi kinh nghiệm cao nên kỹ thuật rang được coi như một nghệ thuật. Nghệ nhân rang (Roaster) không chỉ truyền tải những hương vị vốn có của cà phê mà còn thể hiện phong cách rang qua sản phẩm của mình.


Thử Nếm (Cupping)

Quy trình thử nếm của SCA sẽ bao gồm các tiêu chuẩn kỹ thuật về tỷ lệ cupping, dụng cụ cupping, nhiệt độ nước, cỡ rang, cỡ xay…

Căn cứ vào kết quả theo khung điểm của SCA, cà phê đặc sản được xếp loại như sau:

-        Từ 80 – 84,99: Rất tốt

-        Từ 85 – 89,99: Xuất sắc

-        Từ 90 – 100 điểm: Tuyệt vời

Pha Chế

Tuy là nhân tố cuối cùng trong chuỗi cung ứng nhưng người pha chế cũng cần có kiến thức tổng quan về mô hình “from farm to cup”. Từ đó mới nắm bắt được sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chiết xuất và chất lượng cà phê thành phẩm như: cách pha, mức xay, tỷ lệ, nhiệt độ nước, thao tác…

ĐẶC ĐIỂM HƯƠNG VỊ CỦA SPECIALTY COFFEE

Hương vị chính là đặc điểm nổi bật nhất của Specialty Coffee. So sánh hương vị của cà phê Specialty với cà phê thông thường là một điều gì đó rất khập khiễng.

Hương vị cà phê Specialty rất đa dạng với nhiều sắc thái của các loại trái cây, hoa quả khác nhau. Vị đắng rất nhẹ và bị lấn át đi bởi vị chua ngọt của trái cây. Cụ thể hơn, khi thưởng thức cà phê Specialty, bạn có thể cảm nhận được các hương vị sau:

-        Hương hoa nhài, hoa hồng và quả cam ở cà phê Ethiopia.

-        Hương hạt dẻ, hạt cacao ở cà phê Trung Mỹ.

-        Hương trái cây Cherry chín mọng, việt quất chua nhẹ ở cà phê Kenya.

Đặc biệt, nhóm 800 loại hương vị này xuất phát hoàn toàn từ tự nhiên và không hề tẩm ướp. Tạo nên hương vị đặc trưng này chính là nhờ những yếu tố sau:

-        Vùng đất trồng cà phê, khí hậu và thổ nhưỡng.

-        Cách sơ chế bải bản, chỉn chu.

-        Cách thu hoạch chăm chỉ của những người nông dân khi chắt lọc từng quả xanh, quả hỏng, chỉ hái quả chín mọng.

-        Nghệ thuật rang xay cà phê bằng cách ứng dụng các khoa học công nghệ, vật lý để chiết xuất các hương vị đặc trưng của cà phê ra ngoài.

-        Barista tìm cách pha chế cà phê để tạo ra hương vị thơm ngon ngào ngạt.

KHÁC BIỆT Ở MỨC RANG VÀ ĐỘ TƯƠI MỚI CỦA CÀ PHÊ ĐẶC SẢN SO VỚI CÀ PHÊ THƯƠNG MẠI

Cà phê Đặc sản ngon nhất khi được rang ở mức vừa và khi tươi mới

Xu hướng rang cà phê Đặc sản theo đuổi sự tôn vinh hương vị đặc sắc mang tính bản địa của cà phê. Làn sóng thứ ba “đặc biệt ưu ái” mức rang từ đậm vừa cho tới nhẹ. Bạn biết đấy, rang càng đậm, các hương vị nguyên bản của cà phê càng mất dần, nhường chỗ cho vị đắng như phong cách thưởng thức cũ. Rang của làn sóng thứ ba cũng được xem là một trường phái nghệ thuật riêng bởi sự ảnh hưởng của quá trình chuyển hóa hương vị của cà phê trong giai đoạn này. Sản phẩm thượng hạng này tốt nhất được sử dụng trong vòng một tháng sau khi rang. Làm vậy để đảm bảo độ tươi mới, đảm bảo hương vị của cà phê.

Cà phê Thương mại phù hợp với gu rang đậm

Loại này có chất lượng không đồng đều nên việc rang nhẹ sẽ dễ lộ các lỗi có trong hạt. Thông thường để lấp đi khuyết điểm, thợ rang sẽ rang từ đậm đến tối màu. Ngoài ra, họ còn ướp thêm hương vị để tăng sự hấp dẫn với người dùng. Các công ty sản xuất cũng thường kéo dài hạn sử dụng cho cà phê sau khi rang từ một đến hai năm. Việc này sẽ giảm chi phí, thậm chí còn tăng lợi nhuận. Mặc dù theo lý thuyết thì cà phê sau một năm vẫn có thể dùng được. Nhưng lúc này hương vị của cà phê đã không còn được bao nhiêu so với ban đầu.

GIÁ TRỊ CỦA HAI LOẠI CÀ PHÊ ĐỐI VỚI NGÀNH CÀ PHÊ

Về ưu điểm, Cà Phê Thương Mại thường lan truyền nhanh rộng về văn hóa cà phê đến cộng đồng. Tiêu biểu là nhờ các thương hiệu, nhà máy, công ty thương mại cà phê lớn…  Đặc biệt, khối lượng tiêu thụ mặt hàng vẫn giữ nguyên phong độ tăng trưởng từ trước đến nay. Mặc dù ở phân khúc này, cà phê vẫn chỉ được xem như một sản phẩm giải khát thông dụng. Nhưng nhờ mức lợi nhuận cao ngất ngưởng trên toàn thế giới; cụ thể, trung bình hằng năm ngành công nghiệp cà phê thu về lợi nhuận hơn 33 tỷ đô la. Và thực tế là nguồn tài chính của rất nhiều quốc gia nguyên liệu.

Nếu Cà Phê Thương Mại đóng vai trò “giữ ấm no”, thì Cà Phê Đặc Sản (Thượng Hạng) lại “giữ nhiệt huyết” cho chúng ta. Cà Phê Đặc Sản là một cột mốc để tất cả những người cùng tham gia vào khâu cung ứng cùng nhau phấn đấu hướng tới một tiêu chuẩn cao về chất lượng. Chung lý tưởng mang lại nền thịnh vượng cho văn hóa thưởng thức cà phê vượt ra khỏi ranh giới mưu sinh. Để hướng đem lại những giá trị cao đẹp nhất cho đời sống tinh thần. Giá trị đó dành cho tất cả, từ cả người sản xuất, người bán và đến cả người thụ hưởng.


Để tạo ra cà phê đặc biệt Specialty coffee là cả một quá trình đòi hỏi sự tỉ mỉ và cả tình yêu với cà phê của một đội ngũ. Đó là lý do vì sao Specialty coffee đã dẫn đầu thống trị qua nhiều thập kỷ.

Sự phát triển của ngành cà phê, ở bất kể phân khúc nào, cũng là sự cộng hưởng, kết hợp và tạo điều kiện cho các ngành khác cùng phát triển song song. Là người làm cà phê, chúng ta đang đứng ở kỷ nguyên phát triển ngoạn mục của ngành cà phê. Thời kỳ mà khi tất các yếu tố khoa học, văn hóa, nghệ thuật đứng cùng nhau hướng đến cà phê chất lượng cao.

----------------------------------------------------

COPEN COFFEE – Trọn vị nguyên bản, chuẩn gu người sành

► Địa chỉ: 81 Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. HCM

► CN: 65 Lê Hồng Phong, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội

► Hotline: 0905 555 909

► Website: www.copencoffee.com